1. London Symphony Orchestra
Đường cong tạo nên từ viết tắt LSO với nét đôi trông như là một nhạc trưởng đang ở giữa nhịp
Một thiết kế từ The Partners năm 2001 để vinh danh nhạc trưởng nổi tiếng người Anh Simon Rattle khi tham gia vào dàn nhạc giao hưởng London. Thiết kế đã đem lại nhiều giải thưởng trong chiến dịch hình ảnh của ban nhạc vào năm 2017.
Logo này là sự kết hợp bởi những nét chữ liền lạc của các kí tự đầu L, S, O trong tên của ban nhạc London Symphony Orchestra, vừa tình cờ nhưng lại đầy ẩn ý. Sự uyển chuyển trong đường nét của các kí tự như sự du dương của các âm thanh được điều khiển từ đôi tay điêu luyện của người nhạc trưởng tài ba của ban nhạc. Một sự kết hợp các kí tự đơn giản nhưng đầy cảm hứng, giúp truyền tải được tinh thần của dòng nhạc cổ điển đến với khán giả một cách trực quan và duyên dáng.
2. The Guild of Food Writers
Cách sử dụng không gian âm đơn giản nhưng hiệu quả, như trong sự kết hợp giữa ngòi bút và chiếc thìa, chưa bao giờ thất bại trong việc làm người khác nở nụ cười
3. Agatha Christie Ltd
Một sự kết hợp đầy cảm hứng giữa các chữ cái đầu của Agatha Christie với dấu chấm hỏi đã tạo nên nền tảng cho thương hiệu này
Thông minh và hài hước chính là nét nổi bật và luôn là ưu thế trong các thiết kế của Studio Surther – Jim Sutherland. Các thiết kế từ Studio Surther đến đem lại hiệu quả rất lớn và được nhiều gọi là bậc thầy trong việc đưa ra các giải pháp đơn giản, đến nỗi bạn không thể tin rằng không ai lại không nghĩ ra.
Mẫu logo gần đây cho Agatha Christie Ltd của Studio Sutherl& là một sự kết hợp các kí tự “a”, “c” – các chữ cái đầu tiên của Agatha Christie – cùng một dấu “?”. Sự kết hợp này tạo nên một logo đầy tính biểu tượng của Agatha Christie, cũng vừa mang tính bí ẩn, gây tò mò cho người xem.
4. Spartan Golf Club
Golf thủ vung gậy một cách mạnh mẽ, hoặc một người lính Sparta trong chiếc mũ lông – tại sao chúng ta không thể có cả hai chứ?
Khi không gian âm trở nên phức tạp và đa tầng hơn, nó cần được chọn lọc cẩn thận và tay nghề thiết kế cao để hoàn thiện logo, và tránh làm nó phức tạp hoặc rối rắm. Spartan Golf Club đã làm được điều đó.
Thật công bằng khi nói rằng không nhiều tóm tắt thiết kế yêu cầu sự kết hợp hoàn hảo giữa người lính Hy Lạp cổ và golf thủ đang vung gậy. Nhà thiết kế Richard Fonteneau chắc hẳn đã phải thực hành rất nhiều trước khi tìm ra giải pháp hoàn hảo, với cơ thể golf thủ hình thành nên đường nét của người lính Sparta và hình vòng cung của cú đánh tạo nên chiếc mũ lông.
5. Vaio
Gợi nhớ một cách tinh tế tới thế giới kỹ thuật số và analog, logo Vaio là một trong những mẫu thông minh nhất trong lĩnh vực của mình
Trừ một số công ty như Apple – họ không nổi tiếng vì tư duy đột phá khi nói tới thiết kế logo. Nhưng khi buộc đối mặt với thiết kế logo giản lược cho ‘Video Audio Integrated Operation’ (sau này đổi thành ‘Visual Audio Intelligent Organizer’, nhưng thường được gọi là ‘VAIO’), Sony đã chọn một cách giải quyết khác.
Logo tận dụng cả công nghệ kỹ thuật số lẫn analog theo một cách tinh tế và duyên dáng – đường cong mượt mà tạo nên chữ ‘V’ và ‘A’ đại diện cho sóng analog; ‘I’ và ‘O’ trở thành số nhị phân ‘1’ và ‘0’, chúng là nền tảng cho tất cả các thứ kỹ thuật số. Nó thể là một công việc typeset đơn điệu nhưng thay vì vậy, nó là một logo luôn mang sức ảnh hưởng lớn.
6. Horror Films
Đôi lúc giới hạn đồ hoạ cũng giúp tạo nên thành công, ví dụ với hình ảnh mô tả một cuộn phim đơn giản nhưng thông mình này trông như một khuôn mặt đang la hét
Bạn nghĩ rằng thể loại tác động mạnh như kinh dị sẽ là phần thưởng cho các nhà thiết kế logo. Đó chính là sự nguy hiểm đấy: làm tất cả để có được giọt máu đổ và kiểu chữ phân mảnh, đau khổ – ngoài ra còn có thể thêm một vài vết chém, cắn hoặc dấu cào – sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi, dễ đoán và quá sức.
Đó phần lớn là giới hạn đáng ngưỡng mộ giúp cho logo Horror Films của Siah Design nổi bật trong lĩnh vực của chính mình. Một ý tưởng đơn giản đã thực hiện được điều đó – một hình ảnh tối giản của cuộn phim trông rất giống một khuôn mặt đang la hét tới bất ngờ. Đôi lúc trông đơn giản là thế nhưng lại vô cùng hiệu quả đấy nhé.